Chiến lược đa dạng hóa được dùng khi các sản phẩm mới được công ty giới thiệu trong một thị trường hoàn toàn mới. Vì đây là chiến lược đòi hỏi nhiều đầu tư, sức mạnh con người cũng như sự tập trung của nhà lãnh đạo nên có rất nhiều rào cản xảy ra. Tuy nhiên, trong thời gian dài, chiến lược này lại là chiến lược phát triển tốt nhất.
7 lí do hỗ trợ chiến lược đa dạng hóa
1. Bạn nhận được nhiều loại sản phẩm hơn
– Khi đa dạng hóa sản phẩm, nhiệm vụ của bạn là phải làm tốt việc nghiên cứu và phát triển các kết quả để có thể giới thiệu thêm nhiều sự lựa chọn sản phẩm, nắm bắt được thị trường mới. Với nhiều sản phẩm đa dạng, bạn có thể thu hút sự chú ý của khách hàng nhiều hơn và thương hiệu của bạn sẽ nhận được những lợi ích to lớn cũng như khả năng sinh lời của công ty. Vì vậy, có nhiều sản phẩm hơn là cách để doanh nghiệp của bạn phát triển.
2. Các thị trường khác được khai thác
– Khi bạn có nhiều sản phẩm thì phạm vi tiếp cận của bạn sẽ tăng lên. Đồng thời, bạn cũng sẽ cần thêm nhiều thị để tiêu thụ chúng. Các sản phẩm mới cùng với thị trường mới là những thứ giúp bạn xác định được chiến lược đa dạng hóa. Các thị trường khác khiến phân phối và tổng doanh thu của bạn tăng lên. Mặc dù, quá trình thâm nhập liên quan đến nhiều chi phí, nhưng nếu bạn đã thâm nhập vào được thì ắt hẳn thị trường mới này sẽ mang đến cho bạn lợi nhuận thường xuyên. Như vậy, chiến lược đa dạng hóa cũng là một chiến lược thâm nhập thị trường tốt.
3. Các công ty có được năng lực công nghệ cao hơn
– Với chi phí R&D tăng, các công ty có thể phát triển khả năng công nghệ của mình. Mục tiêu của R&D chủ yếu là tiến bộ công nghệ- mang lại sản phẩm mới và tốt hơn trên thị trường. Một khi bạn thực hiện chiến lược đa dạng hóa, bạn có thể đạt được nhiều năng lực công nghệ cho công ty của bạn.
4. Tính kinh tế của quy mô
– Tính kinh tế của quy mô xuất hiện khi bạn dùng cùng một chi phí cố định cho sản lượng nhiều hơn. Bất cứ khi nào bạn dùng cùng một nhà máy để sản xuất nhiều sản phẩm hơn, thì kinh tế theo quy mô và chi phí của bạn sẽ giảm và lợi nhuận tăng lên. Đây cũng là một lợi thế khác của chiến lược đa dạng hóa.
5. Bán chéo
– Việc bán chéo cũng trở nên khá thi hơn khi bạn dùng chiến lược đa dạng hóa. Bạn có thể giới thiệu các sản phẩm cũ hơn trong thị trường mới hoặc giới thiệu sản phẩm mới trên thị trường cũ. Ví dụ điển hình cho trường hợp này là LG cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng và bán chéo chính sản phẩm của họ cho khách hàng.
6. Vốn cổ phần thương hiệu
– Do vốn chủ sở hữu thương hiệu được tăng cường bằng việc sản xuất sản phẩm, tăng cường sự hiện diện trên thị trường, giúp bạn tăng mạnh trong việc thu hồi cũng như tiếp cận thương hiệu. Điều này mang lại lợi ích lâu dài cho thương hiệu của bạn. Chẳng hạn như Samsung. Smart phone của Samsung đã tạo ra một sức mạnh to lớn cho thương hiệu của họ > tất cả các sản phẩm của hãng đều nhận được những hưởng ứng tích cực của người tiêu dùng.
7. Yếu tố rủi ro giảm
– Do chiến lược đa dạng hóa, đưa ra nhiều sản phẩm mới trong thị trường mới, nên việc phụ thuộc vào một sản phẩm duy nhất hoặc một thị trường đơn lẻ của bạn sẽ giảm đi. Những lợi thế về sản phẩm và thị trường bạn đang thâm nhập sẽ nhiều lên. Nhìn chung, tổng thể rủi ro của công ty bạn sẽ giảm.
Tóm lại chiến lược tăng trưởng đa dạng hóa giúp công ty của bạn phát triển đúng huống và quản lí những rủi ro cho công ty, góp phần to lớn vào việc tăng lợi nhuận của bạn.