Hiện nay các nền tảng quảng cáo online như Facebook, Google, Tik Tok, Instagram,… ngày càng phát triển và đổi mới. Và công việc xây dựng chiến lược quảng cáo cụ thể cho từng mảng là điều cần thiết nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Marketing Online, inDMP đã tổng hợp được một số kiến thức về việc xây dựng chiến dịch quảng cáo mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí, nhân lực. Tham khảo ngay tại bài viết dưới đây!
Định nghĩa chiến dịch quảng cáo?
Chiến dịch quảng cáo được định nghĩa là một chuỗi hoạt động marketing, truyền thông với mục đích thể hiện thông điệp chung nhất mà thương hiệu muốn truyền đạt tới tập khách hàng của mình.
Hiện tại, chúng ta có thể chia hình thức quảng cáo thành 2 loại đó là: quảng cáo đơn lẻ và chiến dịch quảng cáo.
- Quảng cáo đơn lẻ: là hình thức quảng cáo có mức độ tương đối nhỏ, thường được sử dụng để thông tin về các chương trình giảm giá, giới thiệu sản phẩm mới, các sự kiện của thương hiệu,… chúng ta có thể dễ bắt gặp thông qua các bài post trên mạng xã hội, banner website, video, quảng cáo hiển thị trên Google,…
- Chiến dịch quảng cáo: là hình thức tập hợp nhiều mẫu quảng cáo để thể hiện một thông điệp duy nhất hay thường gọi là big concept. Những phương thức thực hiện của chiến dịch quảng cáo như: TVC, quảng cáo nhiều mẫu trên nhiều mạng xã hội,…
Vai trò của việc xây dựng chiến dịch quảng cáo?
Bất kỳ một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, khi triển khai một chiến dịch quảng cáo nào đó đều cần phải có một chiến lược cụ thể và rõ ràng, từ đó sẽ giúp:
- Tác động trực tiếp đến nhận thức, cảm xúc, dẫn dắt người dùng thay đổi hành vi mua hàng hiệu quả.
- Kiến tạo được mối quan hệ 2 chiều giữa doanh nghiệp và khách hàng, từ đó sẽ dễ dàng điều khiển được cảm xúc của khách hàng trong việc nâng cao nhân thức thương hiệu.
Các bước xây dựng chiến dịch quảng cáo cho người mới
Việc xây dựng một chiến lược quảng cáo hiệu quả không hề đơn giản, nó đòi hỏi phải tuân thủ theo nhiều yếu tố khác nhau. Và với một người mới lên chiến lược quảng cáo lần đầu thì sẽ gặp khá nhiều khó khăn, tuy nhiên bạn có thể tham khảo ngay những bước dưới đây, nó sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong quá trình này.
Bước 1: Xác định mục tiêu của chiến dịch quảng cáo
Thông thường, khi hỏi về mục tiêu của một chiến dịch quảng cáo người ta thường nói tới đó là doanh số, doanh thu, tuy nhiên đây là một câu trả lời chung chung, không mang nhiều giá trị cho quá trình xây dựng chiến lược phát triển quảng cáo.
Mục tiêu quảng cáo phải rõ ràng, ví dụ như quảng cáo này để làm gì? Nó mang lại gì cho doanh nghiệp sau khi triển khai. Bạn có thể sử dụng phương pháp đặt mục tiêu SMART để xác định chính xác mục tiêu mà chiến dịch quảng cáo mang lại. Trong SMART chúng ta sẽ liệt kê ra mục tiêu phải có: tính cụ thể (S-Specific), đo lường được (M-Measurable), khả năng thực hiện (A-Achievable), thực tế (R-Realistic), thời gian thực hiện (T-Timetable).
Ví dụ chúng ta có thể lồng ghép SMART vào mục tiêu chiến dịch như:
- Chiến dịch tăng nhận diện thương hiệu: Trong vòng 6 tháng từ khóa sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung cấp sẽ đứng top 3 trong công cụ tìm kiếm Google.
- Chiến dịch tìm kiếm khách hàng mới: Trong vòng 30 ngày với ngân sách 20.000.000 vnđ sẽ thu về khoảng 100 khách hàng có giá trị.
- Chiến dịch ra mắt sản phẩm mới: Trong 30 ngày sẽ bán được 300 tour du lịch Đà Lạt.
Bước 2: Xác định thị trường mục tiêu
Công việc này rất đúng với câu nói “Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng” địch ở đây là ai? Đó chính là đối thủ cạnh tranh, cũng có thể là khách hàng mục tiêu. Công việc này, đòi hỏi các chuyên viên Marketing phải khảo sát, phân tích thật kỹ, nếu quá trình này làm sơ xài thì hiệu quả của chiến dịch quảng cáo sẽ không cao.
Bạn phải xác định được: thị trường mục tiêu, những phương thức thực hiện của đối thủ, khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp bạn là ai,…
Điều quan trọng nhất đó chính là phác họa được chân dung khách hàng như: nhân khẩu học, sở thích, hành vi mua hàng,… từ những dữ kiện này bạn sẽ tìm được các chiến lược truyền thông hiệu quả.
Bước 3: Xác định nơi tìm khách hàng mục tiêu
Từ những dữ kiện về khách hàng mục tiêu ở bước 2 chúng sẽ dự đoán được khách hàng mà doanh nghiệp đang hướng tới thường tìm kiếm thông tin ở đâu, nền tảng hay dạng hoạt động nào thu hút họ tương tác, nơi họ nghiên cứu mua hàng? Từ đây, bạn sẽ biết được nên lựa chọn phương pháp quảng cáo nào vừa hiệu quả vừa tiết kiệm được ngân sách, nhân lực.
Ví dụ giới trẻ yêu thích du lịch thì những nền tảng mà họ hay sử dụng đó là Facebook, Instagram, Tik tok, Google,… khi đó chúng ta sẽ tập trung đánh quảng cáo vào những nền tảng trên thay vì quảng cáo trên báo đài, trên TV, billboard,…
Bước 4: Lựa chọn thời điểm triển khai quảng cáo
Một chiến dịch được thực hiện vội vã và không mang lại hiệu quả gì là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào đều không muốn. Việc lựa chọn thời điểm không phải chiến dịch nào cũng giống nhau: có những chiến dịch cần triển khai ngay lập tức, cũng có chiến dịch cần phải lên kế hoạch chi tiết ban đầu rồi mới bắt đầu chạy.
Nếu như chiến dịch quảng cáo của bạn là tăng doanh thu, mong muốn sản phẩm tới tay khách hàng nhanh nhất thì hãy lựa chọn hình thức PPC (Pay per click). Nếu như bạn đang thực hiện một chiến dịch quảng cáo TVC cho dịp Tết thì phải xây dựng được một kế hoạch cụ thể như: làm kịch bản, lựa chọn bối cảnh, quay, dựng video, hình thức PR TVC đó ở trên các nền tảng nào, thực hiện như thế nào? Việc này cần phải thực hiện trước dịp Tết có thể là 2 – 3 tháng.
Bước 5: Xác định ngân sách
Ngân sách là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch quảng cáo, hiện nay bạn không thể triển khai bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào mà miễn phí. Tuy nhiên, việc lựa chọn ngân sách cho quảng cáo cũng cần phải xem xét chiến dịch quảng cáo đó có phù hợp với ngân sách hiện tại hay không. có ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh hay không?
Khi xác định ngân sách cho một chiến dịch quảng cáo bạn nên để ý tới những lưu ý sau:
- Yếu tố quá khứ: nếu trước đó doanh nghiệp của bạn có triển khai những chiến dịch tương tự chiến dịch hiện tại với ngân sách bao nhiêu và hiệu quả của nó đem lại ra sao, từ đó bạn sẽ đo lường được ngân sách cần phải chi cho chiến dịch quảng cáo hiện tại sao cho phù hợp.
- Xem xét đối thủ: việc này tương đối khó, vì không có bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào tiết lộ ngân sách hay cách thức quảng cáo của họ cho đối thủ của mình. Tuy nhiên, nếu bạn có kinh nghiệm trong ngành thì hãy nhìn vào doanh thu hàng năm của họ, xem họ đang chạy những kênh nào, hình thức ra sao,… thì sẽ mường tượng được ngân sách đối thủ đang sử dụng.
Bước 6: Xác định hình thức quảng cáo
Như bước 3 ở trên thì chúng ta phải khảo sát, nghiên cứu, phân tích nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp thường xuyên sử dụng nền tảng nào, họ sử dụng kênh nào để tra cứu thông tin sản phẩm, sở thích của họ là sử dụng báo, tivi hay là điện thoại,… Từ đó dựa vào ngân sách đã được xác định chúng ta sẽ triển khai các hình thức quảng cáo phù hợp với khách hàng mục tiêu.
Bước 7: Triển khai quảng cáo
Bên trên là 6 bước chuẩn bị cho một chiến dịch quảng cáo hoàn chỉnh, tiếp theo là bước đưa những kế hoạch vào hoạt động, có thể là đẩy thông điệp quảng cáo trên Tivi, Radio, quảng cáo ngoài trời, quảng cáo trên Facebook, Google,… Nếu như bạn không team inhouse để triển khai thì có thể liên hệ với các Agency đủ uy tín, để có một chiến dịch quảng cáo mang lại hiệu quả cao nhất.
Bước 8: Đo lường kết quả
Sau khi lên kế hoạch và triển khai thì bước cuối cùng khá quan trọng đó chính là đo lường hiệu quả. Bạn cần phải xem xét lại kết quả của chiến dịch này có đạt được mục tiêu như bạn đầu đặt ra hay không? Không nói đến kết quả là đạt hay vượt qua kỳ vọng, nếu thất bại thì bạn phải rà soát lại tại sao lại thất bại, chiến dịch đã sai ở giai đoạn nào, từ đó sẽ rút được kinh nghiệm cho các lần sau.
Để đo lường các chiến dịch quảng cáo như Facebook Ads, Google Ads,… thì khá đơn giản vì các số liệu đã được tổng hợp một cách tự động. Tuy nhiên, với hình thức quảng cáo khác như TV, báo chí,… thì bạn phải đo lường một cách thủ công và khó khăn hơn, có thể là so sánh lượng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ sau khi thực hiện quảng cáo.
Hy vọng, với những thông tin trên bạn đã hiểu rõ về tầm quan trọng và các bước xây dựng một chiến dịch quảng cáo hiệu quả. Nếu như bạn đang tìm kiếm một công ty Agency hỗ trợ cho chạy chiến dịch quảng cáo Facebook, Google,… thì hãy liên hệ ngay với inDMP – đơn vị với hơn 5 năm kinh nghiệm Marketing Online – để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất!