4 điều cần lưu ý trước khi bước vào thị trường quốc tế

Khi lên kế hoạch mở rộng sản xuất, việc bán hàng và các hoạt động kinh doanh khác trong một số thị trường quốc tế cần rất nhiều sự cân nhắc. Nếu có quá ít thông tin, thì sẽ tạo nên sự không chắc chắn trong chiến lược và ngược lại, quá nhiều thông tin không cần thiết sẽ khiến cho doanh nghiệp bối rối. Vì vậy mà trước khi bước chân vào thị trường thế giới, doanh nghiệp của bạn cần phải lập nên một kế hoạch cụ thể.

bước vào thị trường quốc tế

Đầu tiên, chúng ta hãy nghĩ về lý do tại sao bạn cần phải lên kế hoạch kinh doanh ở nước ngoài. Có thể chia thành 2 loại: chủ động và bị động. Các lý do chủ động có thể bao gồm: các cơ hội thị trường nước ngoài, mục tiêu lợi nhuận, lợi ích về thuế, thúc đẩy quản lí. Khoảng cách  với khách hàng quốc tế ( còn gọ là khoảng cách tâm lý hoặc những thị trường nội địa nhỏ, bão hòa được xem là lý do bị động.

Một sai lầm phổ biến của các doanh nhân đó là họ không bao giờ tự hỏi mình trước tiên nếu có cơ hội gia tăng doanh số bán hàng tại quốc gia của mình trước khi mở rộng sang thị trường quốc tế. Chính sự chủ quan đó đã khiến cho họ phải trả bài học đáng giá trong khi thực hiện chiến lược. Dưới đây là một số yếu tố cần được xem xét trước khi bước vào thị trường quốc tế.

1/ Rào cản thương mại

Sự bảo vệ này sẽ chống lại một số sản phẩm. Những trở ngại này vẫn còn tồn tại ở một số quốc gia, thường bị chỉ trích vì nó ảnh hưởng rất nhiều với sự phát triển kinh tế. Ví dụ như Trung Quốc là một quốc gia thường bị ảnh hưởng bởi các rào cản thương mại và các ngành bị ảnh hưởng bao gồm sắt, hóa chất, thép, quần áo và hàng dệt. Bên cạnh đó, còn có các khu vực thương mại tự do như: NAFTA, SAFTA, EU, Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu, Quan hệ đối tác New West và Hội đồng Hợp tác vùng vịnh.

2/ Những thói quen chính của thị trường quốc tế

Liệu đất nước đó có những đặc điểm phù hợp với sản phẩm của bạn? Khoảng cách văn hóa chính là điều bạn nên nhớ trước khi bước vào thị trường quốc tế. John Hooker đã từng nói rằng: “ Không có việc nào tốt hơn để quan sát hoạt động văn hóa hơn thông qua kinh doanh”. Các hoạt động kinh doanh khác nhau trên khắp thế giới được định hình theo thái độ văn hóa trong công việc, truyền thông, tin tưởng, sự tự tin, thời gian và không gian. Vì hoạt động kinh doanh là một hoạt động hợp tác nên truyền thông đóng một vai trò trò thiết yếu. “ Truyền thông theo ngữ cảnh cao và thấp” là quan điểm hữu ích nhất để hiểu được sự khác biệt văn hóa.

Hãy nhìn vào ví dụ về 2 nền văn hóa khác nhau giữa người Pháp và người Đan Mạch. Khi nói về các cuộc gặp gỡ và đàm phán, các thương nhân Pháp cố gắng  xác định mục đích và nhu cầu của người khác ngay khi bắt đầu và chỉ khi gần cuối, họ mới nói những gì họ nghĩ và muốn. Các cuộc họp ở Pháp thường khá dài. Mọi người đều ăn mặc trang trọng và họ không thích tiết lộ tên cũng như thông tin cá nhân.  Mục tiêu của họ là dài hạn và trong cuộc thảo luận, họ cố gắng hợp lý mọi thứ. Mặt khác, các cuộc thảo luận nghiêm túc của người Đan Mạch thường có sự hài hước. Giờ làm việc của họ ngắn và họ đưa ra tất cả các đề xuất mà họ cho là hợp lý. Họ rất quan tâm đến lợi nhuận nhưng lại giả vờ đó chỉ là mục tiêu thứ yếu. Như vậy, bạn nên cân nhắc thật kĩ hành động của mình trong thị trường quốc tế.

3/ Kiểm tra phản ứng của nhân viên

Bạn cần kiểm tra phản ứng của nhân viên để xuất khẩu ở một quốc gia khác. Nhân viên của bạn biết rất nhiều về sản phẩm của bạn, đặc biệt là nhân viên bán hàng. Họ sẽ là người xem xét trước khi đưa ra quyết định mở rộng trên bất kì thị trường quốc tế.

Điều tốt nhất cần làm đó là lấy thông tin phản hồi 3600 từ nhân viên. Việc này sẽ giúp cho bạn có ý tưởng để mở rộng công ty. Nếu bạn có phản ứng tích cực, thì bạn sẽ nhận được phản ứng tương tự từ nhân viên của mình. Tuy nhiên, nếu phản ứng của nhân viên công ty bạn là tiêu cực, hãy theo dõi phản hồi và tìm hiểu TẠI SAO họ nghĩ bạn không thể mở rộng ra thị trường quốc tế. Đây có thể là một điểm quan trọng để cải thiện doanh nghiệp của bạn.

4. Hãy nghĩ về tiếp thị tùy chỉnh

Hãy điều chỉnh sản phẩm theo một nhu cầu cụ thể của cá nhân khách hàng. Tiếp thị tùy biến thường được sử dụng trong những công ty có sản phẩm là duy nhất và khá tốn kém. Đây được coi là hình thức cuối cùng của mục tiêu tiếp thị, vì vậy, công ty có thể thích ứng với sản phẩm và chương trình tiếp thị với mức độ cao. Starbucks là một ví dụ điển hình.

Bước chân vào thị trường quốc tế không chỉ là một cơ hội mà cũng là thách thức to lớn của các doanh nghiệp. Hy vọng 4 điều lưu ý trên sẽ  giúp bạn có được chiến lược tiếp thị, kinh doanh thành công.

Thông tin liên hệ

    • 1

      Step 1

    • 2

      Step 2

    • 3

      Step 3

    1/3

    Step 1

    0%

    50%

    100%

    X