Lợi ích mang lại khi xác minh website bằng DNS

Việc đầu tiên trước khi phát triển một website WordPress là xác minh trang web đó với Google Search Console, Bing, và Yandex. Để làm được điều này, đa số mình thấy các bạn luôn dùng phương pháp xác minh thẻ META vì nó rất đơn giản. Tuy nhiên, trong thực tế, nếu bạn thực sự quan tâm đến hiệu suất, và đảm bảo trang web của mình không bị mất xác minh, thì bạn nên dùng DNS.

Sự cố khi xác minh trên Yoast SEO – Lợi ích mang lại khi xác minh website bằng DNS

Thông thường khi bạn muốn thiết lập trang web bằng Google Search Console, Bing hoặc Yandex, thì thường xuyên dùng công cụ quản trị trên trang Yoast SEO. Bởi vì đây chính là cách xác minh đơn giản nhất.

Yoast webmaster tools

Plugin Yoast SEO cho phép bạn dễ dàng nhập các thẻ meta xác minh. Tuy nhiên, vấn đề ở đây đó chính là việc chèn mã vào phần đầu của trang WordPress. Thực sự đây là mã không cần thiết vì chỉ cần 1 lần ( kèm với kiểm tra định kì từ phía Google search Console, Bing và Yandex) cũng đã có thể xác nhận trang web của bạn. Mặc dù chỉ có 3 dòng mã, thế nhưng điều này cũng đã khiến cho việc xác minh tăng thêm bước thực hiện vô cùng lãng phí.

xác minh website với google bằng DNS

Một lí do khác khiến cho bạn không nên dùng phương pháp này đó là khi bạn có nhiều quản trị viên trên trang web, thì sẽ xảy ra tình huống họ sẽ tự ý loại bỏ các thẻ mà họ cho là không cần thiết. Nếu bạn dùng các bản ghi DNS thì sẽ không xảy ra việc này. Thêm vào đó, bạn cũng có thể gặp trường hợp quên xác minh lại khi thay đổi plugin SEO.

Sau khi lí giải tại sao mình khuyên bạn nên dùng DNS xác minh trang web của bạn, ngay bây giờ mình sẽ hướng dẫn cách di chuyển trang WordPress qua DNS.

Xác minh DNS với Google Search Console

Nếu bạn đã xác minh trang web của mình bằng plugin Yoast SEO, thì điều đầu tiên bạn nên làm đó là thay đổi để có thể tương thích với việc xác minh bằng DNS. Nếu bạn chưa bao giờ xác minh trang web, thì hãy bỏ qua bước thứ 3.

Bước 1: Vào Google Search Console và nhấp vào trang web của bạn. Ở phía bên phải, hãy nhấp vào “bánh răng” và sau đó nhấp “ Verification Details”

Lợi ích mang lại khi xác minh website bằng DNS

Bước 2: Tiếp tục nhấp vào “Verify using a different method”

xác-minh-website-với-google

Bước 3: Ngay tại mục verification methods, bạn chọn: “ Domain name provider”. Nếu bạn không thấy DNS hoặc công ty đăng ký tên miền được liệt kê, hãy chọn “ Other” > Chọn nhà cung cấp tên miền và sẽ có một bản hướng dẫn chi tiết cách xác thực cho từng nhà cung cấp đó hiển thị ra!

xác-minh-website-bang-dns

Bước 4: Đăng nhập vào công ty đăng ký tên miền hoặc nhà cung cấp DNS của bạn. Tùy vào nhà cung cấp mà các bước này có thể khác nhau một tí, nhưng đừng quá lo lắng bởi cách thực hiện chúng thì như nhau. Bạn cũng có thể yêu cầu cung cấp thêm thông tin nếu bạn cần đến sự trợ giúp. Sau đó, thêm vào giá trị bản ghi TXT mà Google cung cấp và “Submit”

Bước 5: Quay trở lại Google verification và nhấp “ Verify Now”

Bước 6: Luôn đảm bảo rằng bạn đã loại bỏ mã khỏi plugin Yoast SEO vì chính việc này sẽ giúp bạn xóa mã khỏi tiêu đề trang WordPress. Kể từ lúc đó, web của bạn sẽ được xác minh bằng DNS và bạn sẽ không cần phải lo lắng về việc ai đó xóa đi mã của bạn.

Xác minh DNS với Bing Webmaster Tools

Bạn cũng có thể chọn Bing Webmaster Tools để thực hiện xác minh trang WordPress của mình

Bước 1: Vaò Bing Webmaster Tools và nhấp vào trang web của bạn. Lúc này, ở góc trái màn hình, hãy nhấp vào “ Verify Ownership”.  Bing sẽ  yêu cầu  bạn thêm một bản ghi CNAME với nhà cung cấp DNS hoặc công ty đăng kí tên miền của bạn.

Bước 2: Kế tiếp, hãy đăng nhập vào công ty đăng kí tên miền hoặc nhà cung cấp DNS  cho bạn và nhập vào giá trị bản ghi CNAME à Submit.

Bước 3: Trở lại màn hình Bing lúc đầu à nhấp “Verify”

Bước 4: giống bước 6 trong phần xác minh DNS bằng Google Search Console

 Xác minh DNS với Yandex Webmaster Tools

Đối với người dùng Yandex Webmaster Tools để xác mình, thì các bạn có thể theo những bước sau

Bước 1: Với Yandex Webmaster Tools, điều đầu tiên bạn cần làm đó là loại bỏ hoàn toàn Yoast SEO và trong một tháng bạn phải theo dõi để tránh tình trạng hiển thị của nó. Sau đó, bạn đã có thể thực hiện xác minh DNS.

Buớc 2: Truy cập vào Yandex Webmaster Tools à nhấp “verify your site management rights”

Bước 3: Trong mục “ Verify rights” nhấp vào tab ghi DNS. Cũng giống như Google Search Console, Yandex cũng yêu cầu bạn thêm bản ghi TXT

Bước 4: Đăng nhập vào công ty đăng ký tên miền hoặc nhà cung cấp DNS của bạn. Sau đó, thêm vào giá trị bản ghi TXT à nhấp Submit

Bước 5: Sau đó, bạn quay lại màn hình Yandex và nhấp vào “ Check”. Bạn cần 2 ngày để xác minh trang web.

Vậy là bạn đã biết cách xác minh trang web của mình bằng DNS đúng không? Nếu vẫn còn thắc mắc các bạn hãy liên hệ với mình nhé! Chúc bạn thành công.

Thông tin liên hệ

    • 1

      Step 1

    • 2

      Step 2

    • 3

      Step 3

    1/3

    Step 1

    This will close in 0 seconds