Hướng dẫn tích hợp shopify vào wordpress cơ bản

Hiện nay, Shopify đã trở thành 1 trong những giải pháp phổ biến nhất của nền thương mại điện tử. Có thể bạn không dùng nó để thêm vào các chức năng thương mại điện tử WordPress, nhưng bạn sẽ ngạc nhiên bởi cách tích hợp hữu ích này cũng như việc cài đặt nó khá đơn giản.

Giới thiệu Plugin Shopify

Plugin Shopify eCommerce cho phép bạn thêm những chức năng thương mại điện tử đơn giản cho một trang WordPress hiện có. Chúng bao gồm các khả năng như tạo ra các trang chứa đầy  sản phẩm cũng như các cơ hội cho phép người dùng trao đổi hàng hóa đó trên trang web của bạn. Những đơn đặt hàng  các giao dịch thanh toán và phí vận chuyển, tất cả đều được xử lý từ bảng điều khiển Shopify.

Khái quát về Shopify

Plugin Shopify eCommerce thì hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, đó thực sự không phải là Shopify mà mình đề cập trong bài viết này. Rất may, Shopify cung cấp một gói nâng cấp Lite chỉ với 9$/ tháng. Gói này không cho phép bạn lưu trữ một cửa hàng trực tuyến chính thức trên máy chủ Shopify nhưng nó đi kèm với đủ các chức năng cho phép bạn bán hàng trên trang WordPress nhưng lại tiến hành đặt hàng bằng Shopify.

Gói này cũng đi kèm với các chức năng sau:

  • Tạo hóa đơn.
  • Bán trên Facebook.
  • Nhận hỗ trợ trực tiếp hoặc email 24/7.
  • Chấp nhận thẻ bất kì thẻ tín dụng với app bán hàng Shopify.

Shopify Themes cho WordPress

theme-shopify-cho-wordpress

Bạn có thể dùng plugin này cho bất kì chủ đề mà bạn thích, nhưng Shopify đã hợp tác với một số nhà phát triển WordPress để sản xuất ra một vài chủ đề WordPress Shopify. Những chủ đề này có slide-in modules xuất hiện ở phía bên phải màn hình khi khách hàng nhấp vào nút Buy Now. Bạn có thể xem các theme này tại bài viết Top 15 Shopify Themes wordpress cho cửa hàng trực tuyến của bạn(đang hoàn thành).

Bây giờ, hãy cùng mình tìm hiểu cách thiết lập plugin này cho wordpress.

Hướng dẫn tích hợp shopify vào wordpress cơ bản

1/ Cài đặt Plugin Shopify WordPress

cai-dat-shopify-plugin

Hãy đến trang Add New trong khu vực WordPress admin và gõ “ Shopify” vào thanh tìm kiếm. Chọn Install Now khi bạn tìm thấy plugin của Shopify có tên gọi là plugin Shopify eCommerce- Shopping Cart. Sau đó, kích hoạt nó.

2/ Kết nối với cửa hàng Shopify của bạn

Nhấp vào mục menu Shopify được hiển thị trên bảng quản trị bên trái của WordPress.

click-shopify

Nhập mã URL cho cửa hàng Shopify của bạn và nhấp Connect.

ket-noi-shopify-store-wordpress

Bảng điều khiển Shopify sẽ mở ra một Tab mới. Hãy nhấp vào Add Sales Channel để kết nối cửa hàng với WordPress của mình.

them-kenh-ban-hang

Thêm một vài phím tắt Shopify vào bảng điều khiển Shopify trong khu vực admin WordPress.

shopify-dashboard-wordpress

Trên thực tế, những phím tắt mà bạn nhìn thấy trong hình trên sẽ dẫn bạn đến bảng điều khiển tài khoản của bạn ở Shopify. Chúng được mở trong tab mới. Điều này có nghĩa là bạn không thể thực sự sử dụng Shopify bên trong WordPress, nhưng bạn vẫn có thể sử dụng nền tảng này để thêm chức năng thương mại điện tử đơn giản cho trang WordPress của mình.

3/ Thêm hàng hóa đầu tiên

Nếu bạn chưa có 1 cửa hàng Shopify, thì bạn cần thêm một số sản phẩm. Hãy nhấp vào nút Add a Product trong bảng điều khiển Shopify ở khu vực Admin WordPress.

thêm sản phẩm shopify

Như đã nói ở trên, sẽ có một trang biên tập sản phẩm mới trong Shopify được mở ra.

Việc tạo ra sản phẩm thì khá đơn giản, và nếu bạn có một cái nhìn sâu hơn thì bạn sẽ nhận thấy được việc biên tập gần giống với trình tự tạo New Page hoặc New Post bên trong WordPress.

them-san-pham-shopify

Hãy nhập tên sản phẩm mà mình cần bán trong mục Title, và tạo một mô tả trong soạn thảo văn bản.

shopify-create-new-product

Phần Visibility là một phần quan trọng. Bởi phần này cho bạn 2 lựa chọn: Buy Button và Online Store. Nếu bạn muốn sản phẩm của mình xuất hiện trên WordPress thì hãy chọn Buy Button. Nếu cửa hàng của bạn không được lưu trữ trên máy chủ Shopify ( có nghĩa là bạn chỉ có được kế hoạch Lite), hoặc bạn không muốn sản phẩm của mình xuất hiện tại Shopify thì hãy bỏ lựa chọn Online Store.

Sau đó, điền phần thông tin chi tiết còn lại của sản phẩm và nhấn Save.

shopify-save-product

4/ Tạo ra 1 Shop Page bên trong WordPress

Hãy tạo ra 1 trang mới trong WordPress như bình thường, và đặt tên có liên quan đến cửa hàng, chẳng hạn như “Shop”, “Products”

tao-shop-page-sopify

Bạn sẽ thấy được một nút Add Product, bên cạnh là nút Add Media.

shopify-add-product

Một pop-up sẽ xuất hiện khi bạn chọn Add Product. Hộp thoại này sẽ chứa danh sách các sản phẩm mà bạn đã tạo ra trong Shopify. Chọn (các) sản phẩm mà bạn muốn thêm vào và nhấp Select Product.

shopify-select-product

Bạn cũng có thể tạo ra những bộ sưu tập trong Shopify. Hãy chọn cách bạn muốn đăng sản phẩm sau khi bạn tạo ra được các sản phẩm mà bạn muốn thêm vào trang. Bạn cũng có thể đăng hình ảnh của sản phẩm đó và nhấp nút Buy Now hoặc là chỉ cần chọn nút Buy Now.

shopify-embed-type

shopify-shop-page

 

Các trang thanh toán của Shopify sẽ xuất hiện trong một cửa sổ mới, nhỏ hơn khi khách hàng chọn nút Buy Now.

5/ Tùy biến nút bấm của bạn

Di chuyển chuột của bạn đến Shopify và chọn Customize trong Admin WordPress.

shopify-customize

Trang Customize sẽ hiện ra, cho phép bạn tùy chỉnh một số yếu tố khác nhau.

shopify-customize-page

Bạn có thể thay đổi màu sắc cho các nút bấm sao cho phù hợp với nhãn hiệu của bạn.

Bạn cũng có thể thay đổi chữ cho nút bấm.

Thậm chí, bạn cũng có thể chọn hình của mình làm nền.

Sẽ luôn có một cửa sổ pop-up hiện ra khi người dùng nhấp vào nút này, những thiết lập này chỉ cho phép bạn chọn cách xử lý của cửa sổ này. Dưới đây là các tùy chọn trong khung pop-up đó

  • Checkout – mở trang thanh toán Shopify.
  • Product Modal – khóa truy cập trang của bạn, như vậy người dùng chỉ có thể tương tác trên cửa sổ pop-up.
  • Cart – mở ra giỏ hàng ở Shopify.

Hãy chắc chắn rằng bạn luôn nhấp nút Save để đảm bảo cho những thay đổi của bạn được thiết lập.

6. Tối ưu hóa cửa hàng của bạn

Có rất nhiều cách khác nhau để bạn có thể sử dụng chức năng của plugin này cung cấp cho trang WordPress. Để bắt đầu, bạn có thể dùng các quá trình nêu trên để thêm toàn bộ cửa hàng của bạn trên một trang duy nhất. Tuy nhiên, chúng ta hãy nhìn xa hơn một chút!

Tạo một cửa hàng trực tuyến

Nếu bạn muốn một phần trên trang web của mình hoạt động giống như một cửa hàng trực tuyến, thì hãy tạo một trang Shop và tạo thêm một trang bổ sung cho mỗi danh mục trong cửa hàng của bạn. Hãy thêm các sản phẩm phổ biến nhất vào trang Shop và điền bộ sưu tập này vào mỗi trang danh mục. Sau đó, bạn có thể thêm trang Shop vào làm mục chính trong thanh menu và thêm mỗi trang danh mục dưới dạng trình đơn phụ.

Quảng bá sản phẩm trên các trang phổ biến

Các trang phổ biến giúp bạn có được nền tảng tuyệt vời để quảng bá sản phẩm. Bạn sẽ nhận được phần lớn lượng truy cập từ các trang này giúp cho việc kiếm thêm thu nhập của bạn tăng thêm.

Quảng bá những sản phẩm mục tiêu trên các trang cụ thể

Mặc dù, bạn để những sản phẩm này ngay trước mặt khách truy cập, họ vẫn sẽ không mua nếu bạn không quảng bá các sản phẩm mục tiêu hoặc thêm chúng vào những trang cụ thể.

Nếu bạn điều hành một blog bóng đá, thì bạn không nên quảng bá găng tay của thủ môn trên một bài viết hướng dẫn bạn cải thiện kỹ năng rà bóng của bạn. Thay vào đó, bạn nên quảng bá các  sản phẩm như: giày đá, quả bóng, quần áo thể thao, hoặc thậm chí là áo sơ mi cho những cầu thủ nổi tiếng về kĩ năng rê bóng.

Tạo trang đích

Bạn cũng có thể tạo các trang đích chứa đầy các sản phẩm cụ thể và liên kết các trang đó thông qua quảng cáo AdWord, quảng cáo Facebook, quảng cáo Printerest, và các chiến dịch quảng cáo khác.

Tối ưu hóa khuyến mãi

Khi bạn phát triển trang web và bán nhiều sản phẩm, bạn sẽ tích lũy được những dữ liệu về sản phẩm bán chạy nhất và các chiến dịch nào hiệu quả nhất. Dữ liệu này cho phép bạn tối ưu hoác cách bạn quảng bá và bán sản phẩm. Ví dụ như: khi bạn tìm ra sản phẩm nào phổ biến nhất, bạn có thể bắt đầu thêm chúng vào các trang chính trên web của bạn như trang chủ.

Kế tiếp là việc gì?

Việc thêm sản phẩm chỉ là một phần của trận chiến khi bạn xây một trang Thương mại điện tử. Bạn cũng cần phải lo lắng về việc bạn sẽ làm thế nào để chấp nhận thanh toán và cách bạn sẽ xử lý việc vận chuyển.

Shopify có một cửa ngõ thanh toán được xây dựng, tên là Shopify Payments. Nếu bạn dùng cổng thanh toán của bên thứ 3, chẳng hạn như PayPal, thì bạn sẽ phải trả phí giao dịch khoản 2.9%+$0.30 cho mỗi đơn hàng.

Sau khi bạn đã biết cách thanh tóan, bạn có thể chăm sóc vận chuyển bằng cách thêm những nhà cung cấp dịch vụ bạn dùng, tạo ra các khu vực giao hàng, tiết kiệm kích thước gói và hơn thế nữa.

 Những sản phẩm kỹ thuật số thì như thế nào?

Shopify hoạt động tốt với các sản phẩm vật lý, nhưng nếu bạn muốn bán những sản phẩm kĩ thuật số thì sao? Liệu Shopify có cho phép bạn làm việc đó? Đừng lo lắng, bạn có thể tạo một ứng dụng Shopify miễn phí vào cửa hàng của bạn để thêm chức năng này – ứng dụng đó gọi là Digital Downloads.

Shopify là một plugin hữu dụng bạn cần có, đặc biệt đối với những ai muốn thêm các chức năng thương mại điện tử vào trang WordPress của mình. Chúc các bạn thành công!

Thông tin liên hệ

    • 1

      Step 1

    • 2

      Step 2

    • 3

      Step 3

    1/3

    Step 1

    This will close in 0 seconds