Ở bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt một website wordpress mới hoàn toàn trên hosting (trả phí) trong trường hợp bạn đã có hosting và domain cho host rồi.
Đối với mã nguồn WordPress thì gần như nó có thể tương thích với tất cả các dịch vụ hosting hiện nay. Đây chính là một trong những lý do giúp WordPress trở thành một mã nguồn phổ biến và được sử dụng nhiều nhất.
Để chạy được website/blog WordPress, hosting chỉ cần:
- Sử dụng hệ điều hành Linux.
- Có cài đặt phiên bản PHP 5.6 trở lên.
- Sử dụng MySQL phiên bản 5.6 hoặc cao hơn.
3 lưu ý lớn nhất khi bạn đăng ký một dịch vụ hosting đó là:
- Tốc độ, và thời gian uptime (thời gian hoạt động). Đây là yếu tố đáng quan tâm hàng đầu, nó nói lên chất lượng dịch vụ hosting, nếu bạn không may mắn sử dụng một dịch vụ hosting bị downtime (không hoạt động) thì bạn sẽ làm giảm trải nghiệm người dùng. Ảnh hưởng đến lưu lượng truy cập và điều đó dẫn đến website/blog của bạn bị giảm thứ hàng trên các công cụ tìm kiếm.
- Băng thông & dung lượng lưu trữ: Băng thông là một thông số chỉ ra giới hạn dung lượng đối đa của các thông tin mà website/blog của bạn được lưu trữ qua lại trong mỗi tháng. Tốt nhất bạn nên chọn các dịch vụ hosting không giới hạn băng thông và dung lượng lưu trữ.
- Bảo mật và dịch vụ hỗ trợ khách hàng: Là những điều bạn cần quan tâm khi lựa chọn dịch vụ hosting cho WordPress. Sự bảo mật giúp cho bạn an tâm trong công việc, dịch vụ hỗ luôn sẵn sàng từ công ty cung cấp hosting sẽ giúp bạn khắc phục các vấn đề xảy ra bất cứ lúc nào.
Phân biệt các loại hosting
Hiện có các loại hosting như sau: Host miễn phí, shared host, máy chủ ảo (VPS), máy chủ vật lý (Dedicated) và managed WordPress hosting. Bây giờ chúng ta hãy cùng đi vào từng loại hosting để xem chúng khác nhau như thế nào?
1. Hosting miễn phí
Đúng như tên của nó, với host này bạn không phải trả bất kỳ một chi phí nào. Nó thường được cung cấp bởi các cá nhân hoặc tổ chức với một mục đích riêng của họ. Ví dụ họ cho bạn sử dụng host miễn phí nhưng sẽ đặt quảng cáo trên site của bạn. Đặt các liên kết ở chân trang website… Hầu hết host miễn phí sẽ bị giới hạn rất nhiều chức năng như không thể sử dụng tên miền riêng, không cài đặt và mở rộng thêm các chức năng, không bảo mật, giới hạn dung lượng lưu trữ và đặc biệt tốc độ cực kỳ chậm. Điều quan trọng nhất khi bạn sử dụng dịch vụ hosting miễn phí là bạn không thể biết được rằng khi nào họ sẽ ngưng cung cấp dịch vụ free cho bạn. Do đó nếu bạn muốn xây dựng website/blog của mình với một mục tiêu rõ ràng và lâu dài thì host miễn sẽ không phải là lựa chọn của bạn.
2. Shared hosting – Host sử dụng chung tài nguyên
Đây là loại hosting phổ biến, được nhiều người sử dụng nhất để lưu trữ website WordPress. Shared hosting sử dụng chung tài nguyên như CPU, dung lượng đĩa, băng thông… với nhiều website. Tất cả được nằm trên một máy chủ vật lý. Hiện nay shared hosting vẫn là một giải pháp tốt nhất cho các doanh nghiệp và blogger mới bắt đầu.
3. Virtual Private Server (VPS)
Hay còn gọi là máy chủ ảo, đây là máy chủ ảo được sinh ra bởi một máy chủ vật lý. Loại hosting này dành thường cho những website/blog có lượng truy cập lớn hoặc có nhu cầu phát triển cao với chiến lược dài hạn. Tất nhiên chi phí và cách sử dụng cũng sẽ phức tạp hơn và không phải ai cũng có thể dễ dàng cài đặt và cấu hình một website/ blog chạy trên VPS. Thông thường các dịch vụ cung cấp máy chủ ảo sẽ có kèm các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng của họ. Bạn có thể nghĩ đến VPS khi website của bạn có từ 8.000 đến 100.000 lượt truy cập/ngày.
4. Dedicated – Máy chủ riêng
Hay còn gọi là máy chủ vật lý, đây là loại mà bạn thuê cả một máy chủ riêng. Bạn được toàn quyền sử dụng máy chủ đó, loại hosting này dành cho những website có lượng truy cập cực lớn. Chi phí để sử dụng một Dedicated Server thông thường thấp nhất từ khoảng $100/tháng và bạn cần phải tự quản lý về kỹ thuật hoặc cần trả thêm chi phí để các công ty cung cấp dịch vụ quản lý.
5. WordPress Managed Hosting
Trong khi các dịch vụ host ở trên đều cho phép bạn chạy bất cứ mã nguồn website nào và tự quản trị thì gói WordPress Managed Hosting lại hoàn toàn ngược lại. Đây là một loại host cao cấp được thiết kế dành riêng cho WordPress để đạt hiệu suất cao nhất. Điều này có nghĩa là mọi thiết lập bên trong Server và phần mềm đều tương thích tốt nhất với WordPress để website bạn an toàn hơn, tốc độ hơn và đặc biệt là họ kiêm luôn quản trị server, bảo mật cho bạn.
Chi phí cho loại hosting này thông thường khoảng từ $20/tháng và chỉ cho phép lưu trữ 1 website WordPress với số lượng truy cập vào khoảng 25.000 lượt/tháng. Thông thường những người mới cũng không có khả năng để chi trả cho dịch vụ hosting này.
Các bước cài đặt wordpress cơ bản trên hosting thủ công bằng Filezilla
Trước tiên bạn phải tải phần mềm Filezilla về trước để sử dụng.
Sau đó bạn cần tải xuống mã nguồn wordpress mới nhất trên https://wordpress.org/latest.zip sau đó bạn giải nén nó ra.
Lấy mật khẩu FPT ở thư mà nhà cung cấp hosting gửi cho bạn hoặc vào cpanel tạo mới trong phần FPT accounts. FPT accounts sẽ có 3 giá trị bạn cần lấy.
FTP Username
FTP server
FTP & explicit FTPS port
Kế tiếp, bạn truy cập vào host thông qua FTP, vào thư mục public_html và tải toàn bộ mã nguồn của WordPress lên.
Lưu ý là bạn chỉ tải các thư mục bên trong file wordpress vừa giải nén thôi nhé. Nhìn ảnh để hiểu rõ hơn.
Tạo Database và Database user
Sau khi upload xong bạn vào Cpanel (với mật khẩu đã được cấp từ nhà cung cấp hosting) > Database > Tạo Database mới.
Đặt tên cho Database mới
Bạn nhập tên database mới vào, không được trùng với tên database cũ nhé!
Tạo User cho Database
Thêm thông tin tài khoản và mật khẩu cho user database. Bấm Tạo.
Thêm User vào Database, cấp quyền cho user
Bạn tiến hành việc chọn tên database và database sau đó kết nối chúng với nhau.
Sau đó nó sẽ chuyển bạn sang 1 trang mới cấp quyền. Bạn chọn nút ALL PRIVILEGES và bấm Save
Chạy File cài đặt wordpress
Chạy trực tiếp
Lúc này bạn chỉ việc truy cập vào domain và sẽ thấy trình cài đặt xuất hiện, hãy nhập các thông tin nó yêu cầu như Database, Database User, Pass Database User (mấy mục localhost, tiền tố wp_ cứ giữ nguyên nhé) > Sau đó tạo user name và mật khẩu truy cập vào website và bấm tạo là xong.
Chạy thủ công
Áp dụng khi có vấn đề gì đó với cách trên.
Tiếp theo ta cần chỉnh cho file wp-config-sample.php trong mục Public_html (Vào trực tiếp bằng Cpanel hoặc FTP filezilla đều được)
Tìm tới dòng sau và thay các giá trị trong ‘database_name_here’ , ‘username_here’ và ‘password_here’ bằng thông tin lúc nãy bạn đã tạo Database. Sau đó Save lại và đổi tên nó thành wp-config.php (xóa cái chữ sample đi)
Xong bạn truy cập vào domain/wp-admin/install.php nó sẽ hiển thị 1 trình cài đặt.
Bạn nhập như tạo tài khoản chơi game thôi. Sau đó bấm Install wordpress là xong! Website của bạn đã được cài đặt thành công. Ở bài sau mình sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng wordpress nhé.
Cài wordpress trên hosting tự động bằng chương trình cài đặt nhanh trong Cpanel
Trong cPanel, bạn chỉ cần tìm tới phần mở rộng Softaculous Apps Installer
Chọn mã nguồn muốn cài đặt, khách hàng có thể lựa chọn WordPress, Joomla, Drupal, Opencast, tất cả các mã nguồn để sử dụng.
Bấm chọn wordpress.
Nếu hosting của bạn có nhiều tên miền, bạn chọn tên miền muốn cài đặt bằng cách. (nhớ chọn đúng nếu không nó sẽ cái đè lên domain cũ khiến toàn bộ dữ liệu domain cũ bay sạch)
Phần Inderectory bạn để trống nhé!
Tiếp theo bạn điền các thông tin như tên trang, lời giới thiệu, thông tin tài khoản quản trị web, chọn ngôn ngữ và bấm cài đặt là xong! Quá nhanh luôn.
Kết thúc cài wordpress trên hosting
Sau khi cài xong bạn vào website bằng domain. Login vào trang quản trị bằng tài khoản website (không phải tài khoản Database đâu nhé, cái tài khoản bạn tạo lúc dùng trình chạy cài nhanh ấy nha) theo link domain/wp-admin
Vậy là xong bài cài đặt website wordpress trên hosting rồi.
Bài tiếp theo: Bài 5:Hướng dẫn tìm kiếm, mua và cài đặt theme wordpress từ A tới Z
Quay lại bài trước: Bài 3: Bạn cần chuẩn bị gì khi học WordPress?