Chúng ta đều biết robot tự động đang là một trong những phát minh tiên tiến nhất của con người. Chúng giúp xử lý các công việc nguy hiểm như: phá boom, dò phóng xạ hay thu thập thông tin ở những nơi con người chưa bao giờ đặt chân tới.
Nhưng thực sự Robot có hay không trở thành nguy cơ lớn nhất tới cuộc sống của loài người?
Hồi tháng Hai 2015, một phụ nữ Nam Hàn đang nằm ngủ trên sàn nhà thì bị robot hút bụi ăn tóc, khiến bà phải gọi cứu thương.
Đó có lẽ không phải là viễn cảnh tồi tệ mà giáo sư Stephen Hawking đã nhắc đến – khi mà trí thông minh nhân tạo ‘đánh dấu sự chấm dứt của nhân loại’ – tuy nhiên trường hợp này cũng cho chúng ta thấy những mối nguy hiểm khó lường khi sử dụng robot trong nhà.
Steve Wozniak, đồng sáng lập của Apple, thậm chí còn lo ngại rằng trong tương lai con người sẽ trở thành “vật nuôi” của robot.
Có nhiều ví dụ tiêu cực về trí thông minh nhân tạo, tuy nhiên thường thì đó là các trường hợp liên quan đến các vụ lừa gạt thay vì đe doạ đến cơ thể con người.
Hiện trạng robot và con người trong 10 năm tới
Robot đe dọa cướp nghề của con người trong tương lai: Đơn giản vì chúng làm việc không cần nghỉ ngơi, năng suất cao với độ chính xác gần như lên đến 100%. Theo ước tính của nhóm nghiên cứu, trong vòng 20 năm tới, robot sẽ thay con người đảm nhiệm khoảng 35% khối lượng công việc trên thế giới, Independent hôm 14/9 đưa tin.
Robot xuất hiện ở mọi nơi, kể cả trong nhà bạn: Các dự án robot công cộng đang được các nước phát triển và nhận được sự đầu tư mạnh mẽ. Trước hết là các dự án cộng đồng như robot cắt cỏ, robot hướng dẫn,… Sau đó sẽ là các loại robot mang xu hướng và khả năng chăm sóc con người: robot trông trẻ và robot dạy học,… Tiềm tàng mối nguy hiểm khi phát sinh lỗi phần mềm ở mọi nơi.
Phải cung cấp nhiều nguyên nhiên liệu, khoáng sản để chế tạo mà khi khai thác dẫn đến cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
Theo thuyết tiến hóa, con người sẽ trở thành sinh vật đầu to (suy nghĩ nhiều) chân tay teo tóp. Sinh ra đủ căn bệnh, do ít vận động. ( Hoạt cảnh ví dụ trong phim Robot biết yêu)
Mối gây hại đến từ lỗi phần mềm và các hacker
Mặc dù được lập trình rất kỹ lưỡng nhưng vấn đề về lỗi luôn luôn phát sinh từ chính các dòng lệnh hoặc chịu tác động từ bên ngoài (hacker mũ đen).
- Bạn hãy tưởng tượng 1000 robot xây dựng đứng lên tàn phá các công trình do bị bug phát sinh ngẫu nhiên.
- Việc đánh giá sai nguồn gốc của hành động có thể gây tác hại nghiêm trọng nếu người sử dụng cảm thấy thoải mái với một thiết bị vô tri vô giác, đến nỗi họ tiết lộ những thông tin bí mật với chúng, những thông tin mà họ sẽ thường không nói ra với người khác. Hacker dễ dàng hack tài khoản, thông tin,… dễ dàng do cuộc sống con người hầu như đã được cách mạng công nghệ hóa.
Mối gây hại từ các mục đích “xấu xa” tầm nhân loại
Tỷ phú công nghệ, CEO và nhà sáng lập của hãng xe Tesla, Elon Musk, thậm chí còn cho rằng trong tương lai, trí tuệ nhân tạo nói chung và robot nói riêng, thậm chí còn nguy hiểm cho con người hơn cả vũ khí hạt nhân.
Theo Rodolphe Gelin, cũng như mọi đồ vật hay như bất kỳ một công nghệ nào trong bàn tay con người, robot cũng có thể trở thành một mối nguy hiểm cho nhân loại. Lửa, xe ô –tô, điện, hạt nhân và ngay cả chữ viết cũng có thể làm hại và làm điều tốt cho con người. Mọi thứ đều lệ thuộc vào những gì mỗi người đang làm. Trong nội tại, bản thân robot không chứa đựng một mối nguy nào cho nhân loại.
Giai thoại người máy nổi dậy chống lại chính người chế tạo ra nó không thể trở thành hiện thực nếu như cha đẻ không bảo nó nổi dậy chống lại ông ta. Nói một cách khác, cho dù được trang bị trí thông minh cực lớn, khả năng tính toán nhanh nhưng chúng không bao giờ có được ý thức riêng. Nếu có đi chăng nữa, thì có ai đó đã lập trình sẵn.
Chiến tranh – mối đe dọa tới tất cả các quốc gia trên thế giới sẽ thế nào nếu có một đội quân robot tự động đảm nhiệm vai trò này. Khi mà các cường quốc đủ khả năng thanh toán bất cứ thế lực thù địch nào mà không cần dựa vào ” Con người ” thì thảm cảnh này chắc chắn sẽ xảy ra.
Khả năng “nổi dậy” của trí thông minh nhân tạo
Có ý kiến cho rằng một ngày nào đó, robot sẽ thông minh hơn chúng ta và sẽ thống trị con người như trong sách hay phim ảnh thường hay đề cập đến.
Rodolphe Gelin về điểm này lại tỏ ra rất khách quan cho rằng đương nhiên, một lúc nào đó các nhà thiết kế cũng có thể tạo cho robot một ý thức nhân tạo tin học, nó có thể suy nghĩ nhanh hơn chúng ta, nhớ hết các số điện thoại của cả hành tinh nhưng robot sẽ không bao giờ có được ý thức riêng.
Các nhà tâm lý học đang nghiên cứu là nỗi sợ mất quyền kiểm soát. Thật ra thì, ai đang điều khiển ai? Câu hỏi này đã được nêu ra nhiều lần trong thời gian bùng nổ của điện thoại di động thông minh (smartphone), và lại được một lần nữa nhắc đến trong thời đại của robot và tự động hóa.