Snapdeal là một dịch vụ thuộc công ty TNHH SNAPDEAL, mang đến cho khách hàng những cơ hội mua sản phẩm – dịch vụ với giá cả phải chăng. Đồng thời, Snapdeal còn là nơi để phát triển kinh doanh bán hàng và quảng bá thương hiệu. Với những lợi thế như được phép bán bất kì hàng hóa có tải trọng tối đa 60kg, Snapdeal đã đánh bại các đối thủ cạnh tranh khác như Flipkart và Amazon. Tuy nhiên ngoài những ưu điểm trên, Snapdeal cũng phải đối mặt với một số khó khăn, thử thách đối với kinh doanh bán hàng.
6 THÁCH THỨC CỦA VIỆC BÁN HÀNG TRÊN TRÊN SNAPDEAL là gì?
1/ Hàng hóa bị trả lại
Đây chính là thử thách đau đầu nhất và thường gặp nhất đối với những đối tượng sử dụng thương mại điện tử để bán hàng. Hàng hóa bị trả lại tại Snapdeal gồm 2 loại sau: từ chuyển phát nhanh và từ người mua. Hàng hóa bị trả lại từ chuyển phát nhanh đến từ rất nhiều lý do, chẳng hạn như các công ty chuyển phát nhanh không thể cung cấp những sản phẩm để hoàn thành đơn hàng hoặc khách từ chối nhận hàng. Hàng bị trả lại từ người mua chính là các loại hàng mà sau khi người mua chấp nhận, họ đã tìm thấy các lỗi của sản phẩm.
Bạn sẽ không bị tính bất kì phí gì đối với loại hàng hóa trả về thông qua chuyển phát nhanh, nhưng bù lại số tiền mà người mua trả cho bạn chính là hình thức tính phí vận chuyển cũng như phí tiếp thị và chi phí bán hàng.
Ví dụ sau sẽ giúp bạn làm rõ được những điều trên. Ngày nay, chúng ta biết rằng ít nhất các công ty thương mại điện tử ở Ấn Độ đang thúc đẩy lợi nhuận để đảm bảo nhận được sự chấp thuận của thương mại điện tử thế giới. Tuy nhiên, do sản phẩm không tốt, bao bì bị hỏng, hàng không chính hãng hoặc bất kì lý do khiến cho chất lượng sản phẩm giảm đi đã khiến cho những nhà bán hàng trực tuyến phải đối mặt với việc trả lại hàng hóa từ khách hàng.
Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề hàng hóa bị trả lại trên Snapdeal?
Đầu tiên, hãy lưu giữ các hàng hóa bị trả lại của bạn trong một trang Excel. Kế tiếp, dùng 3 bức ảnh để diễn tả các hàng hóa bị trả lại. Tốt nhất bạn nên chia cụ thể 3 bức ảnh này thành 1 bức là bao bì bên ngoài, 1 bức là bao bì bên trong và 1 bức nói về sản phẩm. Nếu sản phẩm của bạn thực sự tốt thì bạn có quyền nộp đơn khiếu nại với Snapdeal và bạn sẽ không bị ghi nợ vào tài khoản của mình.
2/ Do cạnh tranh nên lợi nhuận giảm
Một vấn đề phổ biến đối với những người bán hàng trên Snapdeal đó là lợi nhuận giảm do có nhiều sự cạnh tranh trên cổng thông tin. Tuy nhiên, một lợi thế lớn của Snapdeal trong vấn đề này này chính là nó cho phép các thương hiệu có thể bán độc quyền. Nếu bạn là một nhãn hiệu hoặc chính bạn có nhãn hiệu của riêng mình thì bạn có thể được độc quyền bán các mặt hàng đó. Ngược lại, nếu nhãn hiệu đó không phải của riêng bạn thì bạn sẽ phải đối mặt với những chiêu trò buôn bán sản phẩm gây ra rất nhiều cạnh tranh về giá cả.
Kết hợp việc cạnh giá quốc tế với tỷ lệ hàng hóa bi trả lại, bạn có thể thấy rằng số tiền phải chi trả cho việc vận chuyển cũng như đóng gói sản phẩm sẽ mất rất nhiều tiền trong khi lợi nhuận mà bạn nhận được lại rất thấp. Như vậy, trong thực tế, bạn nên đăng kí Snapdeal nếu bạn muốn có những lợi thế về giá cả so với các nhãn hiệu khác.
3/ Chất lượng danh sách kém
Một trong những thách thức khác trên Snapdeal mà bạn phải đối mặt đó là việc kiểm soát danh sách không tốt. Nếu có 1 sản phẩm và bạn là người đầu tiên đưa sản phẩm đó vào danh sách của mình thì bạn chính là người có quyền quyết định về sản phẩm này. Nhưng vì có quá nhiều đối thủ cạnh tranh trong cùng một sản phẩm nên thông tin sẽ không còn chính xác. Kể cả khi bạn cố gắng sửa chữa thông tin, bạn sẽ không được phép trừ phi sản phẩm của bạn là chính hiệu.
Tương tự như vậy, bạn cũng có thể nhận ra được chất lượng danh sách các sản phẩm trên Amazon và Flipkart sẽ cao hơn so với Snapdeal. Nhiều mục sản phẩm bị sai mà bạn không thể nào sửa được sẽ bị chuyển đến chế độ SD plus ( thực hiện Snapdeal) không báo trước. Và sản phẩm đó sẽ không thể trở lại chế độ dropship
Vì vậy, mất rất nhiều thời gian để có được một danh sách đúng đắn, đảm bảo rằng thông tin của sản phẩm là đúng sự thật. Hãy luôn nhớ rằng nếu thông tin sản phẩm không đúng thì chắc chắn tỷ lệ hàng hóa bị trả lại sẽ ngày càng tăng.
4/ Chế độ SD plus không được tổ chức
Mình không biết lí do gì, nhưng chế độ SD plus được tổ chức rất tốt ở Amazon. Đây cũng là một sự khác biệt lớn giữa Amazon và Snapdeal, nếu sản phẩm của bạn không có sẵn trong kho Amazon thông qua FBA thì sau đó bạn vẫn có thể bán nó thông qua bán hàng tự động hoặc qua những chuyến tàu dễ dàng. Nhưng đối với Snapdeal thì không phải như vậy, một khi sản phẩm của bạn bị đưa vào chế độ SD plus thì bạn không thể bán nó thông qua bất kì chế độ khác.
Hơn thế nữa, không có bất kì thông báo nào báo cho bạn biết là sản phẩm của bạn bị chuyển sang SD plus. hôm nay bạn đã bán một sản phẩm thông qua chế độ dropship bình thường, và ngay sau đó nó sẽ được chuyển đến SD plus và bạn không thể làm gì với sản phẩm đó. Điều duy nhất bạn có thể làm chính là di chuyển các sản phẩm để không bị đưa vào chế độ SD plus và sau đó cầu nguyện cho những sản phẩm đó vẫn còn trên cổng thông tin. Nếu vẫn không có bất kì thông báo thì các sản phẩm của bạn sẽ không được bán trên trang thông tin. Đây là một thách thức lớn đối với người bán hàng bằng SD plus.
5/ Quản lý tài khoản luôn thay đổi
Nếu bạn là người bán hàng cấp cao nhất hoặc đã có thương hiệu của riêng mình thì bạn sẽ phải liên lạc trực tiếp với người quản lý nhóm. Nếu không, bạn sẽ được chỉ định một người quản lý tài khoản. Một vấn đề phát sinh ở đây chính là người quản lý tài khoản luôn thay đổi liên tục. Từng xảy ra rất nhiều tình huống họ không giả quyết được vấn đề vì bản thân hệ thống không thể hoạt động nhanh. Ở Snapdeal tồn tại một hệ thống phân cấp mà tại Amazon chúng không xuất hiện.
Trong Amazon, tất cả mọi thứ được tự động hóa hoàn toàn. Bạn không cần đến một người quản lý tài khoản. Nếu bạn gặp bất kì vấn đề khó khăn thì chỉ cần nói chuyện với dịch vụ bán hàng và họ sẽ giải quyết mọi thứ cho bạn. Tại Snapdeal bạn cũng có ngời cố vấn giúp bạn giải quyết tình huống. Tuy nhiên, tại một thời điểm nào đó, người quản lý tài khoản của bạn sẽ bị thay đổi và bạn sẽ không nhận được bất kì thông báo nào về sự thay đổi này.
Họ tồn tại không chỉ để giải quyết một số những vấn đề cần thiết mà còn chủ yếu thúc đẩy những người bán hàng có danh thu tốt. Từ góc độ của Snapdeal, việc này là tốt thế nhưng nó lại gây sức ép khá lớn cho các nhà quản lý tài khoản. bởi vì, họ cần phải có được việc kinh doanh mới để tăng gấp đôi doanh thu của mình.
6/ Chi phí hoạt động cao
Quả thật, trong tất cả các trang dịch vụ như Amazon, Flipkart, Snapdeal là trang chi phí cao nhất. chi phí vận chuyển tại Snapdeal rất cao và lúc nào cũng dao động.
Hơn thế nữa, cả Snapdeal và Flipkart đều không cho phép bạn tự vận chuyển sản phẩm của mình. Nếu bạn cảm thấy phí vận chuyển quá cao thì bạn sẽ không thể chuyển sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Trong khi tại Amazon, bạn có thể gửi riêng các sản phẩm của mình nếu bạn cảm thấy không hài lòng với dịch vụ chuyển hàng của Amazon.
Lợi nhuận sau tất cả chi phí bạn nhận được tại Snapdeal khá thấp. Bởi người bán phải phải trả ròng cho Snapdeal. Nếu bạn đem so sánh với Amazon và Flipkart thì số tiền người bán phải trả ròng sẽ là ít nhất, điều đó có nghĩa lợi nhuận từ Snapdeal sẽ là tối thiểu.
Với bài viết này mình hy vọng các bạn sẽ có được sự lựa chọn đúng đắn khi bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử. Chúc các bạn thành công!