Marketing là gì? Định nghĩa Marketing
Marketing là một hệ thống đồng bộ các hoạt động về hoạch định sản phẩm, định giá, phân phối và chiêu thị các sản phẩm/dịch vụ nhằm làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tốt hơn đối thủ cạnh tranh và qua đó đạt được mục tiêu của doanh nghiệp” (Staton,1991).
Nói một cách đơn giản thì marketing đảm bảo rằng khi sản phẩm ra mắt thị trường thì sẽ có người sử dụng, tiêu thụ tránh trường hợp thị trường không chấp nhận sản phẩm. – Bạn sẽ tìm hiểu trước khách hàng của bạn là ai, họ cần gì và tạo ra sản phẩm để thỏa mãn đúng nhu cầu của họ và sinh ra lợi nhuận.
Mục tiêu của Marketing là gì?
- Mục tiêu của marketing không phải là bán cho được thật nhiều mà là phải biết và hiểu khách hàng thật cặn kẽ đến mức độ định hình được sản phẩm và dịch vụ thích hợp với họ và tự nó tiêu thụ.
- Tạo ra lợi nhuận, danh tiếng tốt lâu dài cho công ty.
- Tạo được mối liên hệ giữa sản phẩm – công ty và khách hàng.
Mô hình Marketing MIX(4Ps)
Bao gồm 4 thành phần chính là: Product (sản phẩm), Price (Mức giá), Place (Địa điểm) và Promotion (thông tin, tiếp thị,…)
Là 4 phương pháp chính trong việc thực hiện kế hoạch Marketing của doanh nghiệp. 4 yếu tố P trong Marketing mix 4P không phải xuất hiện lần lượt mà là được thực hiện đồng thời. Một doanh nghiệp thành công khi họ hoạch định được những tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố đó, phản ứng dây chuyền khi một yếu tố thay đổi dẫn đến các yếu tố còn lại.
Product (Sản phẩm): Một đối tượng hữu hình hoặc một dịch vụ vô hình đó là khối lượng sản xuất hoặc sản xuất trên quy mô lớn với một khối lượng cụ thể của đơn vị. Sản phẩm vô hình là dịch vụ như ngành du lịch và các ngành công nghiệp khách sạn hoặc mã số các sản phẩm như nạp điện thoại di động và tín dụng. Ví dụ điển hình của một khối lượng sản xuất vật thể hữu hình là những chiếc xe có động cơ và dao cạo dùng một lần. Một khối lượng chưa rõ ràng nhưng phổ biến dịch vụ sản xuất là một hệ thống điều hành máy tính.
Price (Giá cả): Giá bán là chi phí khách hàng phải bỏ ra để đổi lấy sản phẩm hay dịch vụ của nhà cung cấp. Nó được xác định bởi một số yếu tố trong đó có thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm nhận của khách hàng với sản phẩm. Việc định giá trong một môi trường cạnh tranh không những vô cùng quan trọng mà còn mang tính thách thức. Nếu đặt giá quá thấp, nhà cung cấp sẽ phải tăng số lượng bán trên đơn vị sản phẩm theo chi phí để có lợi nhuận. Nếu đặt giá quá cao, khách hàng sẽ dần chuyển sang đối thủ cạnh tranh. Quyết định về giá bao gồm điểm giá, giá niêm yết, chiết khấu, thời kỳ thanh toán,…
Place (Phân phối): đại diện cho các địa điểm mà một sản phẩm có thể được mua. Nó thường được gọi là các kênh phân phối. Nó có thể bao gồm bất kỳ cửa hàng vật lý cũng như các cửa hàng ảo trên Internet. Việc cung cấp sản phẩm đến nơi và vào thời điểm mà khách hàng yêu cầu là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ kế hoạch marketing nào.
Promotions (xúc tiến thương mại hoặc hỗ trợ bán hàng): hỗ trợ bán hàng là tất cả các hoạt động nhằm đảm bảo rằng khách hàng nhận biết về sản phẩm hay dịch vụ của bạn, có ấn tượng tốt về chúng và thực hiện giao dịch mua bán thật sự. Những hoạt động này bao gồm quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng và bán lẻ, cụ thể là quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí, các bảng thông báo, đưa sản phẩm vào phim ảnh, tài trợ cho các chương trình truyền hình và các kênh phát thanh được đông đảo công chúng theo dõi, tài trợ cho các chương trình dành cho khách hàng thân thiết, bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua thư trực tiếp, giới thiệu sản phẩm tận nhà, gởi catalog cho khách hàng, quan hệ công chúng…[1]
MỤC ĐÍCH của TỔ CHỨC khi thực hiện marketing
Công ty TƯ NHÂN – Mục tiêu: LỢI NHUẬN (Kiếm tiền bằng cách thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tốt hơn đối thủ cạnh tranh.
Các tổ chức PHI LỢI NHUẬN & XÃ HỘI – Mục tiêu: Tồn tại và huy động đủ tiền để thực hiện công tác của mình.
NHU CẦU của KHÁCH HÀNG trong marketing
Hiểu được nhu cầu & mong muốn của khách hàng không ĐƠN GIẢN.
Ví dụ: Muốn mua một chiếc xe “KHÔNG ĐẮT TIỀN”.
- Nhu cầu thực tế?
- Nhu cầu không nói ra?
- Nhu cầu thích thú?
- Nhu cầu thầm kín?
Phải xác định nhu cầu của khách hàng theo quan điểm của khách hàng.
VÌ SAO phải thỏa mãn khách hàng mục tiêu ?
- Doanh số bán hàng của công ty ở mỗi thời kỳ bắt nguồn từ 2 nhóm khách hàng: MỚI + CŨ.
- VIỆC THU HÚT KHÁCH HÀNG MỚI TỐN KÉM HƠN LÀ GIỮ KHÁCH HÀNG CŨ.
Marketing có xu hướng chuyển sang cố gắng tối đa hóa lợi nhuận trong tổng số lần trao đổi hơn là kiếm lợi nhuận tối đa trong một lần trao đổi > Phải xây dựng quan hệ lâu dài tin cậy lẫn nhau giữa các đối tác.
Mục tiêu của Toyota vượt ra ngoài việc thỏa mãn khách hàng. Mục tiêu của Toyota là làm cho khách hàng thích thú”.
Những khách hàng thích thú QUẢNG CÁO HỮU HIỆU hơn bất kỳ hình thức quảng cáo mất tiền.
Phải thường xuyên lượng định sự thỏa mãn của khách hàng.
Lượng định sự thỏa mãn của khách hàng?!
“Đa số khách hàng chỉ sinh lời vào năm giao dịch kinh doanh thứ hai của bạn” (Frederick Reichold)
Một khách hàng trung thành đem lại một khoản doanh thu lớn qua nhiều năm.
Phải theo dõi mức độ thỏa mãn của khách hàng trong từng thời kỳ & đề ra những mục tiêu cải tiến.
NOTE: Sự thỏa mãn của khách hàng là chỉ tiêu xác thực nhất về tương lai của công ty.
NOTE: Khách hàng là ai?
Peter Drucker: “Mục đích của doanh nghiệp là tạo ra khách hàng & giữ khách hàng.”
Marketing phối hợp
1.Các chức năng marketing khác nhau phải phối hợp với nhau.
2.Marketing phải được phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong công ty.
Doanh nghiệp thỏa mãn 3 nhóm đối tượng: Khách hàng – Nhân viên – Cổ đông.
“ Cả tập thể phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm nên phải là một khối thống nhất, có cùng suy nghĩ, tình cảm đối với sản phẩm của mình thì mới có thể cho một sản phẩm hoàn hảo” (HONDA)
Không phải chỉ đào tạo Chuyên môn + Cách suy nghĩ quan điểm về công việc cho công nhân.