An ninh trên môi trường internet hiện nay khá phức tạp, tình trạng website bị hacker tấn công diễn ra thường xuyên, ảnh hưởng không ít đến doanh thu, danh tiếng của doanh nghiệp, vì vậy bảo mật website là công việc được rất nhiều người quan tâm, nhưng làm cách nào để bảo vệ website một cách hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây, inDMP sẽ bật mí đến bạn những phương pháp bảo mật website hiệu quả và đơn giản.
Bảo mật website là gì? Tại sao cần phải bảo mật website?
Theo thống kê thì cứ 35 phút là có một website bị tấn công, và trung bình mỗi ngày có khoảng 30.000 website bị hacker “ghé thăm” trên toàn thế giới. Vậy nếu website của bạn không được bảo mật tốt thì rất có thể trở thành một nạn nhân trong 30.000 website kia, hậu quả sẽ là:
- Làm gián đoạn hoạt động trên web, đồng nghĩa với việc hoạt động kinh doanh bị ngưng trệ.
- Bị đánh cắp thông tin khách hàng, từ đó làm mất uy tín của thương hiệu, và nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác.
- Trang web rất dễ bị đưa vào danh sách đen.
- Ảnh hưởng trực tiếp tới công việc SEO, chạy Google Ads, Facebook Ads,…
- Chi phí sửa chữa phục hồi cao hơn rất nhiều so với việc bảo mật.
Lưu ý: Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có số lượng website bị hacker tấn công nhiều nhất thế giới. Theo các chuyên gia bảo mật của công ty an ninh mạng VSEC đánh giá, có khoảng 60% số website ở Việt Nam đang dính các lỗ hổng bảo mật, phổ biến nhất hiện nay là các lỗi phân quyền người dùng (Broken access control), XSS, CSRF, SQLi… (Nguồn: VnExpress).
Vậy có những cách bảo mật website nào hiện nay?
Các phương pháp bảo mật website toàn diện
Sử dụng HTTPS và SSL
Nếu bạn là một nhà phát triển web thì chắc hẳn đã nghe qua HTTPS và SSL, ngoài việc bảo vệ thông tin khách hàng khi sử dụng website của bạn mà còn giúp tăng thứ hạng tìm kiếm.
- HTTPS (Hypertext Transfer Protocol Secure) là một giao thức protocol dùng để cung cấp bảo mật trên môi trường internet, nó giúp ngăn chặn sự can thiệp và gián đoạn trong quá trình đang truyền tải nội dung. Ngoài ra nó còn giúp website của bạn không bị đánh dấu là “không an toàn”.
- Chứng chỉ SSL (Secure Sockets Layer) cũng là một giao thức protocol mã hóa thông tin giữa website và server, ngăn chặn người khác có thể đọc được thông tin đang được truyền.
Bảo vệ website bằng mật khẩu có độ bảo mật cao
Mỗi quản trị viên website đều có một tài khoản để đăng nhập, nếu đặt một mật khẩu quá đơn giản thì đây sẽ là lỗ hổng lớn để hacker có thể dễ dàng tấn công. Để hạn chế điều này, mọi người nên:
- Đặt mật khẩu có tính bảo mật cao bao gồm ký tự thường, in hoa, ký tự đặc biệt, cả số.
- Nên thay đổi mật khẩu định kỳ
- Không nên sử dụng một mật khẩu cho nhiều tài khoản
- Website nên để chế độ giới hạn số lần nhập sai mật khẩu
- Thay đổi URL đăng nhập vào trình quản trị trang: thông thường với những website được code bằng wordpress sẽ là là /wp-admin và Joomla là /administrator/index.php thì bạn nên đặt khác đi, điều này sẽ làm khó hacker khi có ý đồ xâm nhập vào website của bạn.
- Xác minh 2 bước: việc sử dụng xác minh 2 bước sẽ giúp hacker khó vào được trình quản trị ngay cả khi “hắn” có được mật khẩu đăng nhập. Bạn có thể sử dụng ứng dụng Authenticator để tạo xác minh 2 bước.
Sử dụng tường lửa cho website
Nếu như trên máy tính chạy hệ điều hành Windows có tường lửa chặn virus thì trên website cũng sẽ có tường lửa để ngăn chặn các cuộc tấn công của hacker như DDoS, XSS, SQL injection, Buffer Overflow,… Đặc biệt tường lửa web (WAF) có thể phân tích được lỗ hổng nào có thể dễ bị tin tặc, virus tấn công để chúng ta sửa chữa kịp thời. Các dữ liệu sẽ được lưu trữ đồng bộ hóa trên hệ thống đám mây, đảm bảo thông tin sẽ khó bị lộ ra ngoài.
Sử dụng hosting bảo mật cao
Nếu website là một căn nhà thì hosting sẽ đóng vai trò như là một khu dân cư, nếu khu dân cư đó an ninh, văn minh thì tình trạng trọng cắp sẽ rất khó xảy ra. Vậy nên hãy chọn cho mình một hosting lưu trữ web tốt, có tỉnh bảo mật cao, đặc biệt phải đảm bảo được các yếu tố dưới đây:
- Host có cung cấp SFTP ( Secure File Transfer Protocol) không?
- Host có cung cấp file backup không?
- Có sử dụng Rootkit Scanner không?
- Sử dụng FTP bởi Unknown User có bị vô hiệu hóa không?
Chống các cuộc tấn công DDoS
Bạn đã từng nghe các cuộc tấn công DDoS đã gây thiệt hại rất lớn tới nhiều website, nó tấn công trực tiếp vào server làm quá tải máy chủ và không cho máy chủ truyền tải thông tin. Vậy làm cách nào để chống lại DDoS:
- Sử dụng tường lửa: như ở trên tường lửa ứng dụng web được xem là lá khiên vững chắc chống lại các cuộc tấn công của tin tặc, trong đó có DDoS
- Mua thêm băng thông dự trữ: DDoS là cuộc tấn công làm máy chủ bị quá tải, việc mua thêm băng thông 100% hoặc đến 500% cũng không thể chống lại sự quá tải nhưng sẽ giúp chúng ta có thêm thời gian trước khi máy chủ bị quá tải.
Sao lưu, backup website thường xuyên
Chúng ta không thể lường trước được khi nào hacker sẽ tấn công, và chúng ta có đang phòng chống điều này tốt hay không. Vậy nên việc thường xuyên sao lưu website và tạo thêm các bản backup là rất cần thiết để khôi phục website nhanh chóng sau những đợt tin tặc “ghé thăm”.
Đặc biệt, bạn nên lưu trữ bản backup ở một nơi khác không nên chung server với website, vì nó rất dễ bị tấn công. Thay vào đó thì hãy lưu ở ổ cứng trên máy tính khác máy tính dùng để thao tác trên website đó. Bạn nên lên lịch backup thường xuyên một cách tự động.
Hạn chế sử dụng các plugin miễn phí
Chúng ta thường thích cài và sử dụng những plugin miễn phí, tuy nhiên những plugin đó có nhiều nguy hiểm tiềm tàng mà chúng ta không hề biết. Có rất nhiều trường hợp website bị hack ngay lập tức chỉ vì sử dụng một plugin free, không rõ nguồn gốc. Vậy nên hãy cẩn trọng với những loại plugin này, nếu có điều kiện hãy đầu tư mua những plugin chính chủ thì sẽ an toàn hơn rất nhiều.
Hạn chế cho phép người dùng upload file lên website
Hiện nay có rất nhiều website cho phép người dùng upload file lên website của mình, nhưng việc này mang rủi ro rất lớn. Đây là con đường mà các hacker “thả virus” vào website của bạn.
Nếu không cần thiết thì bạn hãy tắt tính năng này, nhưng nếu vẫn muốn giữ lại thì hãy làm theo cách sau: chặn toàn bộ quyền truy cập vào các file được tải lên, như vậy toàn bộ file được tải lên sẽ được lưu trữ trong một thư mục ngoài webroot hoặc cơ sở dữ liệu blob. Từ đó phần nào hạn chế được hacker xâm nhập vào website bằng con đường này.
Bảo mật website từ yếu tố con người
Một phương thức ở trên cho dù bạn thực hiện rất tốt nhưng chỉ một người trong số quản trị viên website của bạn tải nhầm một file độc hại về máy thì rất có thể gây hại tới website. Vậy nên trên phương diện người quản trị website bạn nên:
- Lướt web an toàn, không vào các trang đen
- Không tải bất kỳ file không rõ nguồn gốc
- Sử dụng email an toàn, tránh tình trạng bị lừa đảo phishing.
- Quản lý mật khẩu tốt
- Không sử dụng USB lạ chưa qua quét virus
Một số công cụ giúp bảo mật website thông dụng nhất hiện nay
Ngoài các phương pháp trên, để nâng cao tính bảo mật cho website thì bạn có thể tham khảo thêm những công cụ hỗ trợ trong quá trình bảo vệ website dưới đây.
Nmap
Nmap là công cụ bảo mật sử dụng được trên nhiều hệ điều hành và hoàn toàn miễn phí. Nó có thể vượt qua tường lửa, IP, các hệ thống xử lý lỗ hổng website từ đó giúp website của bạn được bảo vệ một cách toàn diện hơn.
- Tìm hiểu thêm về Nmap TẠI ĐÂY
Sucuri
Đây là một tool quét malware và bảo mật website có thể nói là tốt nhất hiện nay. Sucuri cho phép bạn kiểm tra nhanh các lỗi, malware, SPAM xâm nhập,… đồng thời còn giúp xử lý các mối đe dọa tới website của bạn. Hiện Sucuri sử dụng được trên các website được code trên nhiều nền tảng như: WordPress, phpBB, Drupal,…
- Tìm hiểu thêm về Sucuri TẠI ĐÂY
SQLmap
Điểm đặc biệt của SQLmap đó là nó phát hiện được các lỗ hổng của website, sau đó công cụ này sẽ xử lý toàn bị IP lạ đang cố tình xâm nhập vào website của bạn. Chính vì điều này mà SQLmap luôn là công cụ bảo mật website được khá nhiều người tin dùng và nó hoàn toàn miễn phí.
- Tìm hiểu thêm về SQLmap TẠI ĐÂY
Quttera
Quttera có thể giúp bạn quét ra được file độc hại, đáng ngờ, những lỗ hổng trong website. Từ đó bạn có thể dễ dàng đưa ra hướng giải quyết để bảo vệ website của mình.
- Tìm hiểu thêm về Quttera TẠI ĐÂY
UpGuard
UpGuard dựa trên thông tin có sẵn của website sau đó đưa ra những rủi ro bên ngoài có thể làm hại tới website của bạn, từ đó sẽ có những biện pháp phòng chống cụ thể hơn.
- Tìm hiểu thêm về UpGuard TẠI ĐÂY
Hacker ngày càng nhiều kèm theo đó là những thủ đoạn rất tinh vi, vậy nên việc bảo mật website chưa bao giờ là thừa. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp tới bạn một số giải pháp có thể áp dụng cho chính website của mình. Hoặc bạn có thể liên hệ inDMP – đơn vị với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing online – để được tư vấn thiết kế website trọn gói một cách tốt nhất.