Bài 15: Các thiết lập cơ bản trong wordpress (P1)

Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn một số thiết lập cơ bản của wordpress để quản trị wordpress tốt hơn. Bây giờ bạn cần truy cập vào trang quản trị theo đường dẫn: htttps://tenmiencuaban.com/wp-admin (thay tên chữ tenmiencuaban thành tên domain nhé)

1. Phân biệt Post; Page, Categorie và Tag

WordPress cung cấp cho bạn 2 loại Post Type (tức là loại nội dung để bạn có thể nhập liệu vào qua khung soạn thảo và đăng lên website/blog).

  • Loại thứ nhất đó là Post (bài viết): Đây sẽ là loại bài viết chúng ta sử dụng nhiều nhất. Tức là những bài viết chúng ta sẽ đăng hàng ngày, khi đăng một post bạn có thể gắn tag (thẻ từ khoá) và đưa post đó vào một hoặc nhiều Categorie (chuyên mục)

Ví dụ khi bạn đăng một bài viết (post) với tiêu đề là “10 cách làm đẹp tại nhà” sau đó bạn có thể gắn cho post đó các tags như “cách làm đẹp”; “làm đẹp tại nhà”… sau đó bạn đặt bài viết đó vào chuyên mục (categorie) “hướng dẫn làm đẹp” hoặc “chăm sóc sắc đẹp”.

  • Loại thứ hai đó là Page (trang): Trang cũng là một loại bài viết NHƯNG bạn không thể gắn tag và cũng không thể đưa trang vào một chuyên mục (categorie) được.

Vì thế, trên một website/blog thường có rất nhiều post, post được cập nhật thường xuyên thậm chí hàng ngày và khi đăng lên là nó xuất hiện ngay tại trang chủ. Còn page (trang) thì ít hơn, chúng ta thường tạo ra một số trang cơ bản như: Trang giới thiệu, trang dịch vụ, liên hệ, bản quyền…

2. Xoá bài viết và trang mặc định

Khi cài đặt WordPress mặc định sẽ tạo ra một bài viết và một trang mặc định, bây giờ bạn cần xoá chúng đi.

Để xoá bài viết mặc định, bạn chỉ cần tìm đến menu Posts -> All Posts sau đó xoá bài viết mặc định Hello World.

Các thiết lập cơ bản trong wordpress

Tương tự để xoá trang mặc định truy cập vào Page -> All Pages và xoá trang Sample page.

xóa page wordpress

3. Đặt lại múi giờ (Time Zone) và tên Website/blog (site title)

Truy cập vào menu Setting -> General, tại đây bạn có thể viết vào tên blog, mô tả một câu khẩu hiệu (slogan). Nhập email quản trị và chọn múi giờ UTC+7 cho phù hợp với giờ Việt Nam.

  • Địa chỉ email quản trị (Email Address): Là địa chỉ email mà sau này bạn sẽ nhận được tất cả những thông tin cập nhật như có bình luận mới, cập nhật phiên bản mới…
  • Múi giờ: Tại Việt Nam bạn cần chọn múi giờ là UTC+7, điều này đảm bảo rằng các bài đăng sẽ được hiển thị đúng theo giờ Việt Nam.

Lưu ý: Tại mục Membership, bạn bỏ chọn Anyone can register để người dùng không đăng ký làm thành viên được. Ngược lại nếu bạn muốn blog có nhiều thành viên (tức là mọi người có thể đăng ký) thì tích chọn vào mục này nhé!

thiết lap cơ bản cho wordpress

Mục “Site Title” và “Tagline” cũng rất quan trọng. Đây chính là tên website/blog và khẩu hiệu (slogan), những điều bạn nhập vào đây sau này sẽ được hiển thị trên Google khi mọi người tìm kiếm website/blog của bạn đấy.

4. Thiết lập ngôn ngữ cho WordPress

Khi nhắc đến việc thiết lập ngôn ngữ thì chúng ta hiểu rằng có 2 việc cần làm đó là thiết lập ngôn ngữ cho website (nơi mà những người truy cập nhìn thấy) và ngôn ngữ cho trang quản trị (nơi Admin – bạn thấy).

  • Thiết lập ngôn ngữ cho website: Hiện nay WordPress đã có ngôn ngữ tiếng Việt. Do đó, trong trang quản trị bạn cần truy cập menu Setting -> General, tại mục Site Language hãy chọn ngôn ngữ Tiếng Việt.

Lưu ý: Nếu bạn bạn đang thiết lập WordPress để hướng đến đối tượng đọc giả nước ngoài thì có thể chọn tiếng Anh hoặc ngôn ngữ tương ứng.

  • Thiết lập ngôn ngữ cho trang quản trị: Khi bạn thực hiện thao tác bên trên thì ngay tức khắc ngôn ngữ trong trang quản trị cũng sẽ chuyển sang tiếng Việt. Tuy nhiên nếu bạn muốn ngôn ngữ trang quản trị là tiếng Anh thì đơn giản chỉ cần truy cập menu Thành viên -> Hồ sơ của bạn, tại mục Language chọn English (United States). Sau đó chọn click vào Update Profile.

Vì sao bạn cần chuyển ngôn ngữ trang quản trị sang tiếng Anh? Đơn giản vì hiện nay tất cả các hướng dẫn liên quan đến WordPress trên internet đều sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh trong trang quản trị do đó nếu bạn để tiếng Việt thì rất khó thao tác.

chuyen-ngon-ngu-wordpress

5. Thiết lập cấu trúc đường dẫn (Permalinks)

Mặc định WordPress sẽ sử dụng cấu trúc theo kiểu: http://tenmiencuaban.com/?p=123

Cấu trúc này sẽ không thân thiện và không tốt cho SEO. Do đó bạn có thể vào mục Setting -> Permalinks sau đó chọn vào mục Post name. Cá nhân mình thích hiển thị cả chuyên mục và thêm .html vào cuối URL cho nên mình thường chọn mục Custom Structure, sau đó nhập thêm: /%postname%/

Chọn Save Changes, để các bài viết của bạn bắt đầu được hiển thị trên kết quả tìm kiếm của Google như thế này. Trong cấu trúc đường dẫn sẽ bao gồm từ khoá của bài viết, do đó cơ hội bạn sẽ được xếp hạng cao hơn.

6. Thêm categorie mặc định

WordPress cũng tự động tạo ra cho bạn một chuyên mục với tên là “Uncategorized”. Bây giờ bạn có thể thêm các chuyên mục khác cho website bằng cách vào menu Post -> Categories. Sau đó nhập tên chuyên mục vào ô name.

Nhấn nút Add New Categories ở bên dưới.

thêm-category-wordpress

Tiếp theo bạn vào menu Setting -> Writing. Trong ô Default Post Category, chọn chuyên mục bạn muốn hiển thị các bài viết một cách mặc định nhé.

Tức là trong trường hợp khi bạn đăng một bài viết mà quên không đưa nó vào một chuyên mục, thì WordPress sẽ tự động đặt bài viết đó vào chuyên mục “blog” chẳng hạn.

thêm-danh-muc-wordpress

7. Lập danh sách Ping cho WordPress

Trong WordPress có một chức năng tự động ping bài viết rất hay mà không phải ai cũng biết. Để sử dụng bạn chỉ cần bạn kích hoạt nó và “đưa” cho nó một danh sách các dịch vụ cần ping bài viết mỗi khi bạn đăng hoặc hoặc cập nhật nội dung.

Chức năng này hoạt động hoàn toàn tự động, mặc định WordPress sẽ thông báo cho tất cả các dịch vụ ping nhưng bạn có thể mở rộng danh sách ping bằng cách thêm vào ngay trong trang quản trị.

Để thêm danh sách này trong WordPress trong trang quản trị vẫn ở mục Setting -> Writing. Ở mục Update Services dán danh sách ping bên trên vào và nhấp Save Changes.

Bạn có thể tải xem file danh sách tại link sau: https://drive.google.com/file/d/0B7_aQPF1OAlNTFdCY3c0NHBqUlE/view?usp=sharing

danh-sach-ping

Ok, như vậy từ bây giờ bài viết của bạn sẽ rất nhanh chóng được ping đến các máy tìm kiếm và nó sẽ rất nhanh chóng được index đấy! Cùng đón chờ bài sau để tìm hiểu chi tiết hơn nhé các bạn.

Thông tin liên hệ

    • 1

      Step 1

    • 2

      Step 2

    • 3

      Step 3

    1/3

    Step 1

    This will close in 0 seconds

    <div class="content-form-widget">
    <p style="color: #003DA5;">Nhận Báo Giá</p>
    <p style="font-size: 87.5%">InDMP sẽ trả lời mail của bạn trong thời gian sớm nhất</p>
    </div>

      This will close in 20 seconds